saostar

Giải pháp bán hàng online Số 1 Việt Nam

Đau lưng – Triệu chứng của nhiều bệnh

Có người bị đau lưng nhưng nghỉ ngơi là khỏi. Tuy nhiên, bệnh xuất tinh sớm một số căn bệnh ẩn đằng sau việc đau lưng nếu không được thăm khám kịp thời sẽ khiến bệnh trầm trọng thêm. Phụ nữ thường bị đau lưng hơn đàn ông, bởi lý do sinh lý như đến kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, cộng thêm các nhu cầu làm đẹp như: Mặc áo nịt ngực chật, đi dày cao gót, quần cạp trễ…

Một trong những triệu chứng bệnh dẫn đến đau lưng ở phụ nữ còn trẻ tuổi là do bệnh phụ khoa. Nhiều người vì chủ quan, không chịu đi khám, khiến bệnh càng trầm trọng. Trong các bệnh phụ khoa dẫn đến đau lưng thì viêm xương chậu là bệnh thường gặp nhất. Người bị bệnh ngoài việc cảm thấy lưng đau mỏi ra, còn có biểu hiện đau bụng, bụng dưới như sệ xuống. Viêm xương chậu cấp tính thường có biểu hiện sốt, dùng thuốc kháng sinh điều trị theo chỉ dẫn của y bác sĩ là có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, do có nhiều người sức đề kháng tốt, không có biểu hiện sốt, không chịu đi khám bệnh nên bệnh dần dần phát triển thành mãn tính, điều trị lâu dài và tốn kém hơn. Điều đáng sợ là mắc bệnh này lâu ngày dễ dẫn đến tắc ống dẫn trứng, bệnh xuất tinh sớm tăng khả năng vô sinh và chửa ngoài dạ con.

Ngoài những người bị viêm xương chậu, những người mắc bệnh phụ khoa như: U tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng… đều có thể đè nén cột sống, khiến đau lưng. Nếu phát hiện và điều trị sớm, cơ hội chữa lành bệnh cao hơn. Phụ nữ hay đau lưng, nhưng nếu chịu khó "lắng nghe" cơ thể thì cũng có thể hiểu được mình bị mắc bệnh gì để thăm khám kịp thời. Nếu như đau lưng do bệnh phụ khoa thì phần lớn là đau nhức phần xương cụt, người bệnh kèm các triệu chứng như: Đau bụng, kinh nguyệt không đều, nhiều khí hư, bụng dưới sệ xuống. Đau lưng do bệnh cột sống thường là đau ở chỗ thắt lưng, kèm theo nhức chân, đùi bị tê. Đau lưng do bệnh thận, chủ yếu là đau ở hai bên, ngoài ra còn có những triệu chứng như: Đi tiểu ít, ăn uống không ngon miệng, phù nề…

Đau lưng do bệnh lao thường kèm theo tức ngực, ho kéo dài, sút cân. Nếu đau lưng nhiều ở đoạn cuối lưng, thường xuất hiện một cách đột ngột khi nâng vật nặng hay vận động mạnh thì có thể do căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Ở những người cao tuổi, nếu đau lưng kèm theo dấu hiệu chóng mặt thì có thể là do chứng thoái hoá cột sống, hội chứng thiếu máu não. Những bệnh nhiễm trùng đường ruột, bàng quang, niệu quản, người bệnh cũng cảm thấy đau lưng.

Một số lưu ý trong sinh hoạt thường ngày để tránh chứng đau thắt lưng
  • Nếu làm các công việc nặng nhọc, nên chia đều sức nặng cho toàn thân, đảm bảo lưng luôn ở tư thế thẳng. Nếu công việc yêu cầu đứng lâu, nên gác một chân cao hơn, thay đổi tư thế liên tục.
  • Nếu là nhân viên văn phòng, hãy ngồi ở tư thế cột sống thẳng. Giải lao giữa giờ bằng các bài tập thể dục với những động tác như xoay, gập lưng, xoa bóp, massage lưng.
  • Khi phải di chuyển xa trong nhiều giờ liên tục, nên chọn giường nằm hay ghế mềm.
  • Thực hiện vật lý trị liệu cho cơ lưng, chườm nóng, ấn huyệt, dùng ghế nâng đỡ vùng lưng, kéo dãn cột sống, massage bằng máy điện, dùng băng dán có thuốc giảm đau và giảm cơ.
  • Giày cao gót giúp phụ nữ tăng thêm vẻ duyên dáng và uyển chuyển. Tuy nhiên, chúng cũng dễ gây đau thắt lưng. Hãy tập đi đúng cách. Thả lỏng đầu gối, lắc đều phần hông.
  • Tập thể dục toàn thân và thể dục cho cơ lưng: luyện tập nhẹ nhàng và đều đặn sẽ giúp cơ săn chắc và tăng sức chịu đựng cho thắt lưng. Nên tập các bài tập về lưng, bụng để giúp cột sống thắt lưng chắc khỏe.
  • Để tránh chấn thương cột sống ở người lớn tuổi, hãy thận trọng khi lên cầu thang, không cố gắng nâng vật nặng.
  • Người béo phì đang trong giai đoạn  giảm cân, phụ nữ mang thai thận trọng lúc di chuyển để không làm tổn thương thắt lưng.

Đau lưng có thể là bệnh gì?

Đau lưng có thể là hiện tượng sinh lý, xuất hiện sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc gò bó, đơn điệu về tư thế (ngồi một chỗ, ít hoạt động…) với cảm giác ê ẩm ở lưng và toàn thân. Tuy nhiên, nó cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh đáng lo ngại. Khi bệnh nhân đau ê ẩm, đau lan xuống chân thì là do đau thần kinh tọa hoặc đau cột sống. Nếu đau vùng lưng sát gần xương chậu, đau nhói khi đứng dậy hay khiêng vác đồ nặng, cơn đau nhiều khi lan xuống mông hoặc chân bên thì đó cũng là biểu hiện cuả bệnh thần kinh tọa. Nếu có vấn đề ở rễ thần kinh, cơn đau lưng thường tăng lên sau khi đi xe đạp hoặc xe máy trên một đoạn đường dài và xóc. Còn nếu đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn, đôi khi kèm theo sốt, nghĩa là thận có vấn đề. Nên nghĩ đến chứng sỏi thận, sỏi niệu quản nếu có cơn đau dữ dội từ sau lưng chạy xuống cơ quan sinh dục.

Để hiểu rõ nguyên nhân của đau lưng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, khám nghiệm thận và cột sống. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như siêu âm, chụp X-quang, thử nước tiểu… Theo BS Hoàng Anh

Bạn đã xem chưa

0 nhận xét | Viết lời bình

Copyright © 2014 sống khỏe đẹp